Chào ae. Sau gần 2 tháng tìm hiểu và nghịch máy in 3D thì làm 1 bài chia sẻ về trải nghiệm và sự vui vẻ của nó. Mình là người hay nghịch phá mấy món đồ xung quanh, sửa chữa, tháo lắp và sáng tạo nó theo sở thích và nhu cầu của mình. Nên vừa rồi mình quyết định tập vẽ 3D và nghịch với cái máy in 3D, mấy năm trước mình cũng có thích nó nhưng lúc đó công nghệ in 3D còn sơ khai và máy móc phổ thông chưa được xịn như bây giờ nên mình bỏ qua. Ngày nay thì mọi thứ đã tốt hơn, nhiều lựa chọn hơn và xịn hơn nên mình muốn thử. Vì lý do là mình có quá nhiều ý tưởng và món muốn làm mà bị phụ thuộc vào nhiều từ những nơi khác nhau nên mình muốn tự làm ra những món đó xem thế nào.Về cơ bản chắc sẽ chia ra là 3 phần như sau: Thiết bị - Nguyên vật liệu - Kỹ năngThiết bị: Máy in 3D FDMCái máy in đầu tiên mình mua là con Bambulab dòng A1 bản combo (là bản có bộ màu tự động đi kèm). Kiến thức về máy in 3D thì ae có thể tìm kiếm dễ dàng trên mạng với nội dung lý thuyết nên ở đây mình không đề cập đến, hiểu đơn giản đây là công nghệ in FDM là cơ chế nóng chảy nhựa và in nhiều layer 2D chồng lên nhau để tạo thành 1 sản phẩm 3D, ngoài ra còn có công nghệ Resin/SLA/DLP/SLM… nhưng mình thấy FDM là kiểu dễ dùng cho những ae bắt đầu vì tính thông dụng từ kiến thức và nguyên vật liệu, phù tụng ngoài thị trường. Ngoài bambulab thì ae có thể tìm nhiều thương hiệu khác như Creality, prusa,.. hoặc các máy in 3d DIY bởi các ae bên ngoài. Mình chọn bambulab vì tìm hiểu thì nó có vẻ xịn nhất trong đám phổ thôngMáy này ae có thể mua nội địa hoặc quốc tế, khác nhau về chức năng Cloud, mình đang sử dụng bản quốc tế. Nó có thể in được 4 màu luân phiên nhau hoặc cùng lúc tùy theo thiết kế và yêu cầu của bạn.
Đây là một con máy kiểu Plug and Play, đơn giản, dễ sử dụng và thực dụng. Hầu như ai cũng dùng được, máy in 3D ở nước ngoài cũng giống như máy in giấy vậy. Nhà nào cũng có thể trang bị trong nhà 1 áci để in những món đồ cần thiết hoặc để cho con cái học và giải trí. Hạn chế của con này theo mình thấy là về sự chi tiết, nếu thử in mấy món đồ có độ chi tiết cao và cần kích thước chính xác hơn để offset hoặc ghép nối thì phải test và tính toán kỹ 1 tý, và bộ AMS (automatic material system) này không ghép được nhiều bộ lại với nhau. Và nó hạn chế 1 số vật liệu in nhất định, nhưng vẫn là 1 con máy bắt đầu rất phù hợp.
Sau được tầm 1 tháng sử dụng con A1 kia thì mình mua thêm 1 con cao hơn là P1S cũng bản combo với bộ màu bên trên, con này có lồng để giữ nhiệt để có thể in được nhiều loại vật liệu hơn, ổn định hơn và độ chính xác cao hơn con A1 kia, và bộ AMS của nó có thể ghép được 4 bộ là để bạn gắn 16 màu in lên 1 lúc. Trên con này còn 1 con nữa là X1C nếu thời gian tới cần thì mình sẽ mua thêm 1 con nữa cho đủ bộ chơi cho đã. Các con máy in này đều có khổ in là 25x25x25cm, nó cũng không được to lắm nếu ae muốn thực hiện mấy món vượt qua size này. Thường mình muốn làm các món to hơn thì sẽ tách file khi thiết kế và ghép lại và đa số mọi người trong và ngoài nước đều đang làm như vậy.Nguyên liệu in: Nhựa và các loại phụ trợVề nguyên liệu in thì nó là những cuộn nhựa được đóng gói dưới dạng tròn, 1kg, 5kg hoặc 0.5kg với nhiều chất liệu khác nhau như PLA, ABS, TPU, PETG, CarbonFiber,… mỗi loại nhựa mang một tính chất khác nhau về độ chịu lực, nhiệt độ màu sắc và thông số để in nó. Tùy theo nhu cầu của ae và mục đích sử dụng mà sẽ tìm hiểu và lựa chọn loại phù hợp nha. Mình đa số sử dụng nhựa sinh học PLA nó là dạng nhựa làm từ các nguyên liệu sinh học, dễ phân hủy, thân thiện, an toàn và phổ biến. Nhưng đổi lại nó cũng có vài điểm yếu như là chịu lực kém, chịu nhiệt kém… mình sử dụng nó để in mẫu trước khi làm thực tế, hoặc in các vật dụng không yêu cầu về chịu lực và chịu nhiệt.Về các hãng nhựa thì có nhiều lắm, dễ dàng mua trên thị trường như Esun/Tin/Huti hoặc nhựa của Bambulab luôn. Họ cũng làm nhựa và đó cũng là loại nhựa mình thích sử dụng vì lý do màu sắc của nó đẹp, xịn và thiết kế bao bì đẹp nữa.
Khi mua máy in thì hãng sẽ gởi ae những thẻ màu sắc như này, đây xem như là cataloge về vật liệu, màu thực tế các loại nhựa mà họ đang bán. Mình làm 1 cái hộp để gắn bọn nó vô để dễ xem và lựa chọn, thích màu nào nó có mã số trên đó để ae đặt mua.
AE chỉ cần lưu ý về tính chất của mỗi loại nhựa để lựa chọn cho mục đích của mình cho phù hợp là được. Mỗi loại nhựa sẽ có 1 profile in khác nhau, nó là nhiệt độ nóng chảy, flow in,… mấy cái này có thể mua về chạy test và lưu cái profile đó lại theo tên nhựa là sẽ sử dụng được, chúng ta gọi là Tune nhựa theo máy.
Các vấn đề hay gặp phải khi ae in như là bị bong bản in, lệch file, cong vênh… mà ae trong giới 3D hay gọi là bị máy cho ăn mì tôm. Thì thường là do lỗi từ việc ae quên không bôi keo trợ dính lên mặt của Plate để nó dính vật thể nhỏ lại, vì trong quá trình chạy với tốc độ cao nó sẽ dễ bị bong và lệch. Và với một số chi tiết thiết kế kiểu như vầy thì phải đặt cho nó 1 lớp support để đỡ vì máy không thể in trên không được, hiểu nó như là giàn dáo xây dựng vậy.
Kỹ năng trang bị:Về các kỹ năng thì mình nghĩ nếu có thể: ae nên trang bị cho mình kỹ năng thiết kế, sử dụng một vài phần mềm vẽ 3D cơ bản nào cũng được, chủ yếu là để ae có thể tự phát thảo ra sản phẩm mình muốn và chủ động việc thiết kế và giải phóng ý tưởng của mình, khi trang bị được kỹ năng thiết kế thêm việc có máy in nó sẽ là điều rất thú vị hơn rất nhiều chỉ in những thứ có sẵn trên mạng.
QUẢNG CÁO
Phần mềm mình thường sử dụng nhất là Shapr3D, phần mềm này nó có cả trên 3 nền tảng. Mình thấy đơn giản dễ sử dụng và tiện. Mình có dùng qua Fusion, blender, và sketchup thì thấy mỗi cái có mỗi đặc thù khác nhau và hiện tại không phù hợp với những món đồ mình muốn làm nên không tiếp tục. Bọn nó quá nhiều nút và phức tạp, và hầu như mình chỉ sử dụng vẽ trên ipad pro m2. Nhân tiện chuẩn bị có iPad M3 nghe nói nhanh hơn 3 lần thì cái iPad M2 này nó đang bị châm lại rồi hihiSau khi vẽ 3D trên bất kì phần mềm gì đi nữa thì ae sẽ xuất qua file máy in, thường sẽ là STL hoặc 3MF. nó là 1 định dạng cho các phần mềm Slice bản in 3D. Nghĩa là phân mềm này sẽ cắt toàn bộ vật thể 3D ae đưa vào thành nhiều layer 2D và in chúng chồng lên nhau. Mình đang sử dụng phần mềm Bambulab Studio, trong này cho ae tùy chỉnh nhiều thứ thông số máy, vật thể, tô màu, support….Quy trình chung sẽ là: nảy ra ý tường - phát thảo tay - vẽ 3D - lấy kích thước - Slice file - in - hư - in lại - sửa lại - in - hư - in - hư. hihi
Cái này mình thiết kế một cái đế có chức năng là pin dự phòng, báo thức, đồng hồ và là đế để hít nhiều thứ sau này mình làm ra.
Hay có thể thiết kế mấy cái lightbox vui vẻ để trang trí
Hoặc thay thế, sửa chữa món gì đó xung quanh ae. Như bên dưới là mình thay pin mới cho con chuột razer pro click. làm lại cái đế pin cho nó.
Hoặc thiết kế một món đồ gì đó phục vụ cho công việc của ae. Như mình làm 1 cái máy hút khói hàn chẳng hạn.
Mình làm một bộ quạt thổi cho hồ thủy sinh tự động theo nhiệt độ của nước trong hồ
Thêm kỹ năng về điện, điện tử cơ bản. Ngoài kỹ năng để vẽ ra các sản phẩm theo ý tưởng của mình thì trong quá trình thực hiện nó thì ae nên trang bị một ít kỹ năng về điện, điện tử cơ bản. Không cần quá nâng cao đâu nhưng cũng có cơ bản để sử dụng các thiết bị và lựa chọn, phối ghép các module để đạt được mục đích thiết kế của mình. Nó vừa giúp ae an toàn và vừa chủ động trong việc sáng tạo giải pháp
Tóm lại là: Sau tất cả mọi kỹ năng cứng và mềm để tham gia thú vui này thì mình thấy vấn đề quan trọng nhất vẫn nằm ở tư duy thiết kế và khả năng sáng tạo của các ae. Còn lại các kỹ năng sử dụng phần mềm, công cụ, dụng cụ, thiết bị xung quanh cũng chỉ là phương tiện để ae hoàn thiện được ý tưởng của mình, chính thức giải phóng được nó ra ngoài một cách trọn vẹn và thú vị.
Nội dung chia sẻ chung chung đến đây là hết rồi, nếu ae có hứng thú mình sẽ chia sẻ chi tiết những món đồ mình làm sau. Giờ mời ae ly cà ngày lễ và xem video ngắn mình có ghi lại trong quá trình DIY xem cho vui.