Xin chào AE! Bài này giới thiệu đến AE một con máy in mới của Elegoo mang tên Centauri Carbon. Đây là mẫu máy in CoreXY đầu tiên của hãng này, và cũng là con máy in đầu tiên có thiết kế dạng lồng kín như vầy
GIỚI THIỆU:
Elegoo cũng là một thương hiệu sản xuất máy in và các nguyên vật liệu, phụ kiện ngành in3D lâu đời. Các sản phẩm của Elegoo thường mang giá rẻ và dễ tiếp cận với người dùng. Con máy Centauri Carbon này của họ cũng không ngoại lệ. Với giá bán niêm yết chính hãng tại Việt Nam là 8tr9, với mình là một cái giá hợp lý so với chất lượng và hiệu năng nó mang lại. Nếu xét về giá bán thì con Centauri Carbon này nằm ở phân khúc của con Bambulab A1, nhưng hiệu năng và thiết kế, cơ cấu hoạt động là nằm ở phân khúc P1S.
TỔNG QUAN BÊN NGOÀI:
Đầu tiên đánh giá về tổng quan bên ngoài, thẩm mỹ, những điểm được và chưa được. Về ngoại hình thì như tổng thể ae thấy là một dạng máy lống kín, với khung máy hoàn toàn bằng kim loại. Với giá chính hãng chỉ $300 nhưng họ đã rất cố gắng để hoàn thiện mọi thứ khung sườn và cơ cấu quan trọng bằng nhôm nguyên khối
Việc trang bị một khung sườn bằng kim loại nguyên khối này giúp ích rất nhiều trong quá trình máy hoạt động, giảm rung nhiều hơn, chắc chắn hơn, và giúp cho cơ cấu chuyển động chính xác hơn trong quá trình tạo mẫu in3D. Về tổng trọng lượng của Centauri Carbon thì nó nặng hơn Bambulab P1S và X1C 4kg
Mang thiết kế chung giống như các loại máy in có lồng khác, với 2 mặt kính, cửa trước và cửa trên. Mặt kính cửa trên này khi ae sử dụng in nhựa PLA thì nên mở ra theo khuyến cáo được ghi trên tấm kính. AE để ý sẽ thấy, việc mở lồng khi in PLA để tránh hiện tượng quá nóng không gian in dây ra lỗi mẫu in của AE
Được trang bị màn hình cảm ứng 4.3inch, to, rõ ràng, và đầy đủ các chức năng để AE thuận tiện thao tác và điểu khiển. AE có thể load/unload nhựa, cân bàn, tuỳ chỉnh internet và mọi thứ qua màn hình có sẵn này mà không cần phải dùng phần mềm Elegoo Slicer. Để dễ hình dung so sánh thì màn hình này sẽ to hơn màn hình trên A1 của bambulab, và ngon lành hơn màn hình nút cơ trên P1S, nó chỉ không đẹp và xịn bằng con X1Carbon của Bambulab thôi. Nhưng X1Carbon mắc hơn gấp 4 lần lận
Vị trí gắn nhựa in của Centauri được để sang bên hông, vị trí này sẽ thuật tiện hơn để ở sau lưng như các dòng khác. Với các vị trí để máy in mà AE không có không gian trống ở sau đủ nhiều thì sẽ thấy sự tiện lợi khi lắp nhựa nằm bên hông thế này. Chỉ có một vấn đề ở đây là: tấm kim loại ở mặt hông này hơi mỏng, không được gia cố chắc chắn vô khung sườn nên sẽ bị ọp ẹp và khi ae móc cuộn nhựa lên thì nó sẽ kiể bị kéo ra ngoài
NỘI THẤT VÀ CẤU HÌNH
Nội thất: Về nội thất thì mình không đánh giá cao Centauri Carbon lắm, cũng có thể là các mẫu máy mình dùng qua đều có phần nội thất bên trong chỉnh chu và gọn gàng hơn. Nội thất bên trong Centauri Carbon có vẻ hơi kiểu sơ sài và không được gọn gàng. Có lẽ họ nền làm các tấ cover để che lại các phần kết nối, động cơ, dây nhợ... thì sẽ đẹp và chỉnh chu hơn
CoreXY: Về cơ cấu chuyển động của cụm đầu in thì trên Centauri Carbon sử dụng cơ chế CoreXY, một cố gắng rất đáng ghi nhận của Elegoo khi họ đưa hệ thống truyển động này lên một con máy có mức giá vừa phải. Ưu điểm của hệ thống CoreXY là ae sẽ có được một đầu in nhẹ hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, gia tốc cao và quán tính thấp
Hardest nozzle 0.4:Cụm đầu in thép cứng được trang bị sẵn trên Centauri Carbon, giúp AE có thể thoải mái "bào" các loại nhưa khó một cách tự tin, như các nhựa biến thể có pha với Carbon Fiber, Glass Fiber...
Carbon filter: Và vì là một thiết kế buồng kín nên Centauri Carbon cũng giúp AE giảm được việc mùi, bụi và tiếng ồn trong quá trình hoạt động
Được trang bị sẵn màn lọc carbon bên trong buồng máy, hỗ trợ cho việc bay mùi và bụi trong quá trình hoạt động của máy in
Khổ in 256mm3: Centauri Carbon có khổ in 256x256x256mm. Đây là giống như một khổ in phổ thông trên nhiều máy in hiện nay ngoài thị trường. Cũng không quá nhỏ và không lớn, mình hy vọng trong tương lai mình sẽ sở hữu một chiếc máy in khổ lớn hơn
Dou-Plate Texture: Tấm Plate đi kèm của Centauri Carbon được trang bị 2 mặt khác nhau. Một mặt smooth dùng chuyên cho nhựa PLA, nó giúp cho bề mặt tiếp xúc của bản in với tấm Plate sẽ mịn màng hơn. Và mặt Plate còn lại là PEI truyền trống, vân lớn hơn, bám chắc hơn và in được nhiều loại nhựa khác nhau hơn. Trong cả thời gian mình sử dụng tấm Plate này mình chưa bị bong layer hay vấn đề gì về tấm zin này, nó hoạt động khá tốt. Còn trên bambulab hầu như các máy in của mình để không dùng tấm PEI mặc định, vì nó không phù hợp và đủ tiêu chuẩn của mình
Xin mời ae xem qua video mình review những cảm nhận trong thời gian đầu sử dụng con máy Elegoo Centauri Carbon này