Chắc nhiều ae sẽ gặp vấn đề giống mình, là việc hộc bàn càng lúc sẽ càng nhiều món đồ linh tinh thường xuyên lấy ra vô để sử dụng. Để vào lung tung thì khó tìm thấy, sử dụng các ngăn chia mua trên mạng thì cũng chỉ là gom sự lộn xộn lại thành từng nhóm. Vậy nên mình đã tham khảo và sẵn có thể vẽ được và có máy in 3D nên mình đã lên kế hoạch tổ chức lại bọn nó, bằng việc in ra các khung 3D.Vấn đềHộc bàn ae hay dùng nhất sẽ là nơi bừa bộn nhất, mọi thứ sẽ vì chữ tiện mà ra, tiện tay, tiện dùng, tiện lấy ra để vô. Nhưng lâu lâu chúng ta sẽ phải dọn khi bắt đầu cảm thấy lộn xộn. Chắc cũng sẽ có nhiều ae thử dùng các ngăn chia nhỏ để bỏ trong hộc bàn, nhưng một thời gian sẽ nhận ra nó cũng chỉ là việc gom sự lộn xộn thành từng sự lộn xộn nhỏ hơn
Ý tưởng giải pháp và cách thực hiệnThay vì sử dụng các ngăn chia trong hộc bàn thì mình sẽ vẽ lại cho bọn chúng những vị trí cố định, chỉ dành cho đồ vật đó và sắp xếp chung vô bên trong, việc này mang lại việc nhìn mọi thứ dễ dàng hơn, không thể bỏ nhầm được cũng như là dễ dàng nhận ra bị thiếu món gì, và quan trọng là biết mình đang có những gì để sử dụng.
Việc đầu tiên cần làm là ae sẽ xếp các món mà mình muốn dùng và muốn sắp xếp vô trong hộc bàn này, lưu ý quan trọng trong bước này là các món đồ ae để vô phải là món nó vẫn ở trong đó trước giờ, vẫn hay sử dụng và sắp xếp sao cho thuận tiện với thói quen, hành vi và hướng của ae lấy ra sử dụng. Điều này giúp cho thiết kế và sản phẩm của ae sẽ khoa học và thực dụng hơn, thay vì chỉ làm ra cho đẹp mắt
Hãy thử đi thử lại các vị trí, món đồ để tối ưu về việc không gian sắp xếp, thuận tiện khi lấy ra vô, và nên nhóm chúng thành từng nhóm cùng chức năng, để vẽ theo từng module và lắp lại
Sau đó ae đo lại từng món và vẽ lại các biên dạng của chúng, một số món cần vẽ đúng theo biên dạng, một số món ae chỉ cần vẽ hình dạng tổng thể là được. Tốt nhất thì ae nên có 1 cây thước chính xác để giảm rủi ro trong quá trình vẽ cũng như in ra thành phẩm, sau đó cũng nên test lại máy in 3D của ae để hiểu được nó đang có độ sai lệch bao nhiêu, để có được một file vẽ tốt.
Phần mềm mình sử dụng để vẽ trên iPad tên là Shapr3D cho ae nào sẽ muốn hỏi, hầu như mình vẽ mọi thứ trên iPad, lên ý tưởng bằng vẽ tay hoặc app Procreate và lên 3D bằng Shapr3D sau đó xuất file ra máy in và in chúng
Chọn máy in
Trong dự án này thì mình chọn máy in dòng A1 của Bambulab cho đơn giản, lý do là vì đây là những bản in đơn giản, không có nhiều góc phức tạp, cũng không đòi hỏi cao về độ chi tiết. Mấy dòng A1 của Bambulab là dòng máy in mở bên ngoài nên cũng thuận tiện cho việc theo dõi bản in với số lượng lớn, dễ dàng khắc phục lỗi và sửa đổi trong quá trình in. Với lại mình cũng chỉ có toàn máy in của Bambulab nên chọn con cơ bản thui hihi
Chọn vật liệu in
Ở trường hợp này mình chọn vật liệu in là PLA và cũng của hãng Bambulab, mình đa số chỉ sử dụng nhựa của hãng Bambulab vì mang tính ổn định cao, đều và an tâm. Chơi in 3D thì ae biết vấn đề hay phải đề phòng là lỗi bản in và tâm linh của nhựa.
Phần lớn trong toàn bộ các module này mình đều in bằng nhưa PLA, một số bạn sẽ thắc mắc là vì sao hoặc là PLA sẽ bị lão hóa rồi vụn vỡ này kia hơn các loại khác. Nhưng các bạn phải hiểu là PLA là nhựa sinh học, nó sẽ phân hủy trong điều kiện nhất định, cơ tính của nó là yếu về nhiệt độ, va đập và hóa chất, và ở điệu kiện đó thì nó phải hơn 2 năm mới có vấn đề. Và các món đồ công nghệ trong hộc bàn này của mình có khi 3-5 tháng là đổi món mới rồi nên không lo lắmVà trong hoàn cảnh này thì nó ở trong một môi trường máy lạnh, không nhiệt độ, không hóa chất và an toàn. Nên chọn PLA cho hợp lý vì tính dễ in, đa dạng màu sắc, và máy nào cũng có thể in được vậy thì sao phải chọn loại nhựa khác cho phức tạp
Một số vị trí khác thì mình có sử dụng nhựa PLA CF (carbon fiber) chủ yếu là làm điểm nhấn và trang trí, nhựa này thì ae muốn in phải có máy phù hợp, không gian và setting phù hợp. Nó không phổ biến và dễ in như nhựa PLA
Hoàn thiện và lắp ráp
Hết đâu hơn 2 cuộn nhựa, tương đương với 2.5kg. Và thời gian in ấn của mỗi module thì đâu tầm 1-2h vì mình chỉ sử dụng profile 0.2 cho các bản in, không yêu cầu độ nét quá cao và khó nên in mỗi module cũng nhanh. Sau đó là sắp xếp chung vô vị trí đã được thiết kế
QUẢNG CÁO
Việc chỉ đơn thuần là sắp xếp đồ vô thì cũng không có gì hay lắm,chúng ta có quá nhiều món cần phải sạc pin. Vậy để pin vô rồi khi dùng hết vẫn phải lấy ra để sạc chúng. Nên mình suy nghĩ đến việc là mod lại các đế pin này của mình sao để khi để vào chúng có thể sạc được luôn, vậy là khi lấy ra dùng thì nó đã đầy và để vào thì nó lại sạc. Và thêm nữa trong đó còn có các cổng sạc TypeC đủ để sạc món khác
Mình sử dụng các đế nam châm dẫn điện, thiết kế vô trong vị trí của những cái dock sạc này - làm lại việc tương tự với đế sạc. Và khi để chúng vào thì nó hít nhau và truyền điện để sạc, việc điện này cũng đơn giản nên ae am hiểu chút là làm được.
Đây là tổng thể các module được in ra và ghép vào vị trí, và chuyện còn lại thì đơn giản và mang tính giải trí cao đó là: sắp xếp các món đồ vô đúng vị trí của nó được vẽ ra. Quá đã
Trong này có những ngăn ẩn bên dưới, để mình để thêm đồ và nhóm chúng lại thành nhóm chức năng
Dưới vị trí để iPad là sổ và bút mình dùng để vẽ, khi lấy iPad ra thì tiếp theo sẽ là sổ và bút, khi cất chúng lại thì cũng sẽ theo thứ tự như vậy. Mọi thứ dựa trên thói quen cá nhân
Nơi mình để dock sạc các loại pin, nó vừa là lữu trữ vừa có thể sạc được khi đặt vào. Bên trên là một hộp nguồn có sẵn các dây TypeC 65w đủ để sạc các món để vào thêm
Việc chia theo module để dễ dàng thay thế, cập nhập món mới, hoặc lấy ra sử dụng độc lập khi cần. Ví dụ như mình có thể lấy module vít này ra để sử dụng riêng xong rồi thì lắp vào như cũ.
Từ bản vẽ ra đến thực tế, rất vui vẻ đúng không anh em. Môn chơi in 3D giúp ae giải phóng được ý tưởng bản thân, giải quyết được nhu cầu và những bất cập mà ae vướng phải một cách khá đơn giản 😁
Ngoài ra sát bên mình có còn 1 hộc bàn để đựng các món tool nhỏ DIY và linh kiện linh tinh, cũng sắp xếp lại để tiện sử dụng. Vì vấn đề của lịnh kiện điện tử và tool DIY nó còn bất cập hơn. Là mình không nhớ được đã mua những gì và có những gì để tận dụng
Bên này mình làm cũng theo tinh thần vậy nhưng hơi khác chút là bên tay trái là hệ hộp ray trước 2 chiều, trượt ngang và dọc được để lấy các món đồ bên dưới
Những lưu ý và kinh nghiệm trong việc này:
- Hãy sắp xếp mọi thứ theo vị trí tối ưu nhưng cần dựa trên thói quen sử dụng
- Lựa chọn nhựa in và máy in phù hợp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
- In theo dạng các module rời nhau để thuận tiện việc tùy biến, thay đổi, cập nhập món mới
- Sử dụng thước chính xác, kiểm tra lại máy in để có được những bản vẽ chính xác nhất
- Sử dụng một vài ngày xem có gì bất cập hay không để thay đổi và chỉnh sửa thiết kế
Các ae muốn xem thêm video về dự án này thì có thể xem ở đây: